Anh em có đang thắc mắc tiêu chuẩn ECE 22.05 của những chiếc mũ bảo hiểm của hãng LS2, hãng HJC, hãng KYT… có ý nghĩa gì không? Tiêu chuẩn này dùng để làm gì? Nếu anh em tò mò hãy xem hết bài viết này nhé, Tài Đạt sẽ bật mí cho anh em tất tần tật về tiêu chuẩn ECE ngay đây thôi!
Đây là chiếc mũ Arai sau khi thử nghiệm. Trông “bầm dập” như sau tai nạn!
Tiêu chuẩn an toàn ECE 22.05 là gì và được áp dụng ở đâu?
ECE là viết tắt của “Economic Commission for Europe” (Ủy ban kinh tế Châu Âu) được thành lập theo thỏa thuận của Liên Hợp Quốc năm 1958. Tất cả mũ bảo hiểm ở châu Âu đều phải đạt tiêu chuẩn ECE. Nếu Anh Em muốn lái xe mô tô hoặc xe tay ga của mình trên các con đường công cộng ở Châu Âu, thì theo luật, Anh Em phải đội mũ bảo hiểm xe máy được ECE phê duyệt.
Tem chứng nhận đạt chuẩn ECE 22.05 dán ở sau mũ.
Chuẩn ECE 22.05 nghĩa là gì?
Để xác định tiêu chuẩn châu Âu về an toàn giao thông, họ đã đưa ra một số hướng dẫn bao gồm “hướng dẫn số 22”. Hướng dẫn này bao gồm các yêu cầu tối thiểu đối với mũ bảo hiểm xe máy hoặc xe tay ga. Bằng cách này, họ đã đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu cần thiết cho mũ bảo hiểm được bán ở châu Âu. Chứng nhận mũ bảo hiểm đầu tiên được giới thiệu vào năm 1982, chứng nhận này được gọi là ECE 22.02. Phần đính kèm sau ’22’ cho biết phiên bản của xếp hạng. Ngày nay, phiên bản đang lưu hành là 05 nên các Anh Em sẽ thấy tiêu chuẩn là ECE 22.05.
Yêu cầu của mũ đạt chuẩn ECE 22.05 bao gồm những gì?
Trên thị trường hiện nay thực chất có rất nhiều tiêu chuẩn để kiểm định độ an toàn dành cho mũ bảo hiểm như chuẩn DOT của Mỹ, chuẩn Snell của Nhật, chuẩn Sharp… Để một chiếc mũ bảo hiểm có thể lưu thông trên thị trường cần phải đạt những yêu cầu nhất định và được kiểm tra một cách kĩ lưỡng thì mới được cấp phép. Và tiêu chuẩn ECE cũng thế, để đạt được chứng nhận thì những chiếc mũ bảo hiểm phải trải qua nhiều bài kiểm tra. Nhằm xác định xem mũ bảo hiểm đó có đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho người lái trên các con đường ở Châu Âu hay không.
Cách thử nghiệm và kiểm tra dành cho mỗi tiêu chuẩn là khác nhau, tuy nhiên chuẩn ECE và chuẩn DOT lại có nhiều điểm khá tương đồng với nhau như là:
- Cả chuẩn ECE và chuẩn DOT đều có tầm nhìn ngoại vi qua vòng cung (tầm nhìn phía trước) rộng tối thiểu là 105° (từ điểm nhìn trung tâm).
- Thử nghiệm khả năng hấp thụ lực tác động được thực hiện khá giống với chuẩn DOT, bằng cách thả mũ từ độ cao nhất định va chạm vào đe thép và sử dụng thiết bị đo lường lực truyền vào trong mũ là bao nhiêu. Để đạt chuẩn ECE yêu cầu lực đo được không quá 275 G, tức là đảm bảo đầu Anh Em vẫn ổn sau va chạm.
- Kiểm tra dây khoá có bị tuột: Được kiểm tra bằng cách gắn một khối lượng ~10kg vào quai (dây nối ko quá 35mm), sau đó thả từ độ cao 75m. Điểm nối được thay đổi và test lại nhiều lần.
- Hệ thống khóa của dây đeo cằm cũng được thử nghiệm về độ trượt khi chịu tải và bản thân chất liệu dây đeo cũng được thử nghiệm về khả năng chống mài mòn và tải trọng hỏng hóc do lực căng (không được nhỏ hơn 3kN hoặc 674,4 lb). Ngoài ra còn có các bài kiểm tra về tính dễ tháo mũ và độ bền của hệ thống tháo mũ khẩn cấp – Emergency System.
Chiếc mũ bị thử khả năng chống mài mòn.
Một số điểm khác biệt trong cách kiểm nghiệm của chuẩn ECE với DOT đó là:
-
-
- Khả năng chống mài mòn và khả năng trượt của nón bảo hiểm: được test bằng cách cho trượt trên bề mặt thí nghiệm, nhằm kiểm tra lực xoắn mà nón có thể tạo ra cho cổ và đầu của người đội trong trường hợp ma sát. Đặc biệt, độ dài của các loại đinh tán trong nón bảo hiểm không được vượt quá 2 mm.
- Một thử nghiệm khác để đánh giá độ cứng của vỏ mũ bảo hiểm được thực hiện bằng cách đo sự biến dạng của vỏ mũ bảo hiểm khi chịu lực tải tăng dần cho tới khi đạt tới 630 Newton (141,6 lb).
- Ngoài ra, tiêu chuẩn ECE cũng bao gồm các chi tiết liên quan tới kính của nón (với các mẫu nón có đi kèm kính). Trong khi đó, DOT đưa ra chuẩn riêng cho dành cho kính chắn gió và các phụ kiện bảo hộ cho mắt. Tiêu chuẩn đó có tên VESC 8 (Vehicle Equipment Safety Commission). Đặc biệt, tiêu chuẩn ECE thì không có các bài test về khả năng chống đâm xuyên của nón.
-
Để đạt được chứng nhận ECE, nhà sản xuất phải gửi một lô gồm 50 phiên bản sản xuất của mũ bảo hiểm để kiểm tra độc lập. Thử nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm của bên thứ ba với sự chứng kiến của cả nhà sản xuất và ECE để cấp chứng nhận. Còn chuẩn DOT khác, không thông qua bên thứ ba để kiểm định nón.
Tem dán trên dây khóa mũ chứng nhận đã kiểm thử ở Ý – Italy (E3) chứng nhận đạt chuẩn ECE 22.05.
Mũ bảo hiểm được ECE phê duyệt có thể được nhận biết bằng nhãn trên dây đeo cằm, trong đó ghi chữ ‘E’ theo sau là một số. Con số cho biết mũ bảo hiểm đã được chứng nhận ở quốc gia nào. Điều này không có nghĩa là chỉ có thể đội mũ bảo hiểm ở quốc gia đó, mà nó hoàn toàn là để cho biết nó đã được thử nghiệm ở đâu.
-
-
- E1 là Đức
- E2 là Pháp
- E3 là Ý
- E4 là Hà Lan
- E6 là Bỉ
- E11 là Vương quốc Anh
-
Tiêu chuẩn ECE 22.05 phổ biến như thế nào?
Chứng chỉ ECE 22.05 là tiêu chuẩn an toàn về mũ bảo hiểm được chấp nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Nó được sử dụng ở gần 50 quốc gia và các đường đua lớn.
Mặc dù tiêu chuẩn ECE được coi là một trong những chứng nhận khắt khe nhất trên thế giới, nhưng vẫn có một số khuyết điểm có thể tồn tại. Tuy nhiên, Anh Em hãy yên tâm rằng mình sẽ được đảm bảo an toàn tối thiểu nếu như đội mũ bảo bảo hiểm đạt chuẩn ECE nhé.
Qua bài viết Tài Đạt chia sẻ chắc hẳn Anh Em đã hiểu rõ được phần nào về tiêu chuẩn an toàn Châu Âu ECE này rồi đúng không nào. Dù có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một chiếc mũ bảo hiểm. Nhưng tiêu chuẩn an toàn ECE là một trong những tiêu chuẩn được rất nhiều hãng mũ bảo hiểm nổi tiếng hướng tới và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Và đặc biệt, đa số các mũ bảo hiểm fullface tại Tài Đạt đều đạt chuẩn này. Các Anh Em nhanh chân ghé đến cửa hàng Tài Đạt để chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn thế giới này nhé.
Hãy là những người tiêu dùng thông minh, hãy chọn một chiếc mũ bảo hiểm thật tốt để bảo vệ an toàn cho mình và người thân.
Nguồn: fortamoto.com | ultimatemotorcycling.com | bikebandit.com
10 Comments. Leave new
[…] Helmets: Fullface HJC CS-15 Đen bóng là sản phẩm đến từ nhà máy Việt Nam, đạt chuẩn Châu Âu ECE 22.05 & SHARP 4*. Tone màu đen bóng lịch lãm, phân khúc giá trung bình nhưng đảm bảo […]
[…] toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang (FMVSS) 218. Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn ECE 22.05 của Châu […]
[…] bảo hiểm LS2 FF399 được cấu tạo rất cứng cáp, đạt tiêu chuẩn an toàn châu Âu ECE 22-05. Vỏ mũ được chúng tôi làm với chất liệu KPA – là sự kết hợp của […]
[…] Chính vì thế, vỏ mũ bảo hiểm LS2 FF399 được chúng tôi làm với chất liệu KPA, là sự kết hợp của polycarbonate, vật liệu nhiệt dẻo và vật liệu theo công thức độc quyền, mang đến cho nón FF399 độ cứng và khả năng chống chịu va đập từ bên ngoài tốt. Mũ có trọng lượng là 1700gr và đạt tiêu chuẩn an toàn châu Âu ECE 22-05. […]
[…] Vỏ mũ bảo hiểm LS2 FF399 được chúng tôi làm với chất liệu KPA, là sự kết hợp của polycarbonate, vật liệu nhiệt dẻo và vật liệu theo công thức độc quyền, mang đến cho nón FF399 độ cứng và khả năng chống chịu va đập từ bên ngoài tốt. Mũ có trọng lượng là 1700gr và đạt tiêu chuẩn an toàn châu Âu ECE 22-05. […]
[…] với chuẩn ECE của châu Âu: Tương tự như các bài kiểm tra của chuẩn DOT, nón carbon LS2 FF327 […]
[…] Giới thiệu chuẩn an toàn ECE – châu Âu […]
[…] Giới thiệu chuẩn an toàn ECE – châu Âu […]
[…] Giới thiệu chuẩn an toàn ECE – châu Âu […]
[…] Giới thiệu chuẩn an toàn ECE – châu Âu […]