Giải đua xe moto phổ biến nhất hành tinh: MotoGP, được xem là giải đua moto lâu đời nhất thế giới. Ở những năm đầu của thế kỉ 20, các giải đua xe nhỏ riêng lẻ đã được tổ chức rộng rãi, trong đó những giải đua lớn nhất được gọi là Grand Prix. Đến năm 1949, FIM (Fédération Internationale de Motocyclisme) được thành lập với tư cách là một cơ quan quản lý quốc tế về bộ môn thể thao mô tô. Từ đó, tổ chức này đã có cơ hội điều phối các quy tắc và quy định, chính thức đưa giải đua thể thao moto ở cấp độ toàn cầu đi vào hoạt động.
Giải đua xe quốc tế MotoGP diễn ra như thế nào?
Thông thường, giải đua xe quốc tế Grand Prix diễn ra hằng năm, kéo dài nhiều vòng đua trong một Mùa giải (season). Mỗi vòng đua diễn ra ở một đường đua khác nhau, trong vòng 3 ngày. Trong đó, 2 ngày đầu tiên sẽ dành cho việc luyện tập và đua phân hạng xuất phát. Ngày thứ ba sẽ là ngày đua chính. Một lần đấu, các tay đua phải chạy liên tục trong khoảng 45′ để giành thứ hạng cao và tính điểm. Trong ngày này, mỗi thể thức đua sẽ có phần khởi động và Moto3 – thể thức nhỏ nhất sẽ được diễn ra đầu tiên, tiếp đó là Moto2 và cuối cùng là MotoGP, hạng mục đáng mong chờ nhất trong ngày. Tay đua được điểm cao nhất toàn bộ mùa giải sẽ đoạt cúp vô địch năm.
Các chặng đua thường sẽ kéo dài khoảng 45 phút xuyên suốt từ lúc xuất phát đến khi kết thúc. Các tay đua sẽ không được phép dừng để tiếp nhiên liệu hay thay đổi trang bị cho đến khi chạm được đích đến cuối cùng.
Năm ngoái, mùa giải MotoGP 2020 bao gồm 14 cuộc đua được tổ chức tại 7 quốc gia, ít hơn so với mùa giải trước vì lý do dịch bệnh. Các nước mà MotoGP rải đường đua trong năm 2020 bao gồm: Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Cộng hoà Czech, Pháp, Áo và Ý. Cụ thể các địa điểm như sau:
- Tây Ban Nha, Jerez de la Frontera, đường đua de Jerez (2 Grands Prix)
- Cộng hoà Czech, Brno, đường đua Masaryk
- Áo, Spielberg bei Knittelfeld, đường đua Red Bull Ring (2 Grands Prix)
- Ý, Misano Adriatico, đường đua Misano World (2 Grands Prix)
- Tây Ban Nha, Montmeló, đường đua de Barcelona
- Pháp, Le Mans, đường đua Bugatti
- Tây Ban Nha, Alcañiz, đường đua Motorland Aragón (2 Grands Prix)
- Tây Ban Nha, Cheste, đường đua Ricardo Tormo (2 Grands Prix)
- Bồ Đào Nha, Portimão, đường đua Algarve International
Các thể thức đua xe của giải đua MotoGP
MotoGP được chia làm 3 thể thức, gồm: MotoGP, Moto3, Moto2 và MotoE.
MotoGP
Ngày trước, MotoGP là tên gọi chung của cả 3 dạng đua gồm 500cc, 250cc và 125cc. 500cc là dạng thức cao nhất thời điểm lúc bấy giờ cho đến năm 2002 – năm mở ra kỷ nguyên của động cơ 4 thì, “MotoGP” chính thức là tên gọi thể thức cao nhất của giải đua xe moto quốc tế, với dung tích động cơ được tăng lên 990cc. Vào năm 2007, MotoGP đã giảm dung tích động cơ tối đa xuống 800cc trong thời hạn tối thiểu 5 năm. Cho đến năm 2012, dung tích đã được nâng lên lại, cho phép tối đa là 1000cc.
Khác với các giải đua khác như Superbike World Championship và Isle of Man TT Races cho phép sản xuất và tung ra thị trường phiên bản xe đua đã qua sửa đổi, những xe đua được sử sụng trong MotoGP là xe được sản xuất chỉ nhằm mục đích phục vụ cho đường đua, do đó những dòng xe này sẽ không được tung ra thị trường với mục đích thương mại, cũng như không được phép lái trên đường phố.
MotoGP được xem là nơi để các tay đua chuyên nghiệp nhất thể hiện bản lĩnh cùng kỹ năng của bản thân. Do đó, có thể nói rằng chiếc cúp của MotoGP chính là đỉnh vinh quang mà bất kì tay đua cừ khôi nào cũng muốn một lần chạm tới. Trong đó phải kể đến huyền thoại Giacomo Agostini, tay đua thành công nhất lịch sử Grand Prix với 15 danh hiệu và 122 trận thắng. Agostini giữ kỷ lục 8 lần đứng đầu mùa giải, nối tiếp sau đó là huyền thoại VR46 – Valentino Rossi với bảy lần và tài năng trẻ MM93 – Marc Márquez với sáu lần.
Moto3
Vào năm 2012, thể thức đua 125cc được thay bằng Moto3. Thể thức này chỉ giới hạn đối với động cơ 4 thì 250 cc, xi-lanh đơn với đường kính tối đa là 81 mm. Tổng trọng lượng tối thiểu cho xe mô tô và người lái là 148 kg. Độ tuổi tối thiểu đối với hạng Moto3 thông thường là 16 tuổi và không được quá 28 tuổi. Đến năm 2014, quy định đã có sự thay đổi khi cho phép các nhà vô địch dưới tuổi của giải đua FIM CEV Repsol Moto3 (Junior) tham gia vào một loạt giải Moto3 tiếp theo ở cấp độ Giải vô địch thế giới.
Ở hạng Moto3, Ángel Nieto là tay đua giành được nhiều chức vô địch nhất, với bảy lần chạm vào chiếc cúp, trong khi đó Loris Capirossi là tay đua trẻ nhất giành chức vô địch khi vừa tròn 17 tuổi 165 ngày vào năm 1990. Ý là quốc gia giành nhiều chức vô địch nhất, trong đó 14 tay đua đã giành được tổng cộng 23 chức vô địch. Kế đó là Tây Ban Nha với 6 tay đua giành được tổng cộng 12 chức vô địch. Các tay đua đến từ Vương quốc Anh theo sau với 4 tay đua giành được tổng cộng bốn chức vô địch. Bên cạnh đó, hiện nay đường Moto3 mọc lên những tài năng mới với tuổi đời rất trẻ, những cái tên điển hình dự kiến trong tương lai sẽ “làm nên chuyện” có thể kể đến như Simone Corsi, Jaume Masia, Tony Arbolino,… Đây được xem là những ứng cử viên sáng giá cho ngôi vương của giải đua MotoGP trong tương lai.
Ngoài ra, thêm một chi tiết thú vị về giải đua Moto3 đó là kỷ lục tốc độ cao nhất mà một chiếc moto ở hạng 125 cc đạt được là 249,76 km/h, được thiết lập bởi Valentino Rossi cùng con xe Aprilla với vào năm 1996. Trong khi đó, tốc độ cao nhất trong lịch sử MotoGP là 356,4 km/h, do Andrea Dovizioso thiết lập trong cuộc đua Grand Prix ở Ý vào năm 2018.
Xem thêm: Giới thiệu đội đua Leopard Racing nổi tiếng giải MotoGP, Moto3
Moto2
Năm 2010, thể thức Moto2 ra đời với loại xe 4 thì 600 cc, thay thế cho loại 2 thì 250 cc truyền thống. Động cơ được cung cấp độc quyền bởi Honda, lốp xe bởi Dunlop. Bên cạnh đó, thiết bị điện tử bị hạn chế và chỉ được cung cấp bởi các hãng sản xuất đã được FIM thông qua. Thêm vào đó, đĩa phanh carbon cũng bị cấm và chỉ được phép sử dụng đĩa phanh bằng thép. Cho đến năm 2019 thì chỉ có xe Moto2 bốn thì 600 cc được phép sử dụng. Cũng trong năm này, Triumph đã thay thế Honda để trở thành nhà cung cấp động cơ Moto2 độc quyền.
MotoE
MotoE là thể thức hoàn toàn mới, ra mắt vào năm 2019 với xe đua được sử dụng chạy bằng động cơ điện. Mùa giải đầu tiên được diễn ra trong 6 vòng (tại 4 giải Grand Prix cuối tuần).
Các tay đua đã sử dụng đồ bảo hộ như thế nào khi tham gia MotoGP?
Dù có là tay lái lụa đến đâu thì các tay đua chuyên nghiệp vẫn luôn đặt vấn đề an toàn cho bản thân làm ưu tiên hàng đầu. Bởi khi di chuyển với vận tốc lến đến hàng trăm km/h, bất kì một tay đua nào cũng có thể bị ném bay ra khỏi đường đua. Do đó, mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ an toàn cho các tay đua luôn được chọn lựa rất kỹ càng và phải được chứng nhận đạt chuẩn an toàn theo các tiêu chuẩn của FIM. Các đồ bảo hộ của các tay đua bao gồm: mũ bảo hiểm, găng tay, áo liền quần và giày bảo hộ.
Đối với mũ bảo hiểm, những hãng mũ nổi tiếng thường xuất hiện đồng hành cùng các tay đua giải đua MotoGP có thể kể đến như: KYT, HJC, LS2, Arai,… Tất cả những mũ bảo hiểm mà các tay đua sử dụng khi ra trận đều là mũ được sản xuất chuyên dụng, độc quyền làm riêng cho từng tay đua, không nhằm mục đích thương mại. Tuy nhiên, để đáp lại lòng của người hâm mộ, các hãng sản xuất nón bảo hiểm vẫn cho ra mắt các dòng mũ tem đua rất bắt mắt, chẳng hạn như KYT Venom Simone Corsi, KYT TT Course Jaume Masia, KYT TT Course Tony Arbolino, KYT Kasma Daniel… tạo điều kiện cho fan hâm mộ của các đội đua hay tay đua được thoả mãn sự mến mộ của họ.
Bên cạnh phần đầu thì phần cơ thể bao gồm tay, chân, ngực và lưng cũng là các bộ phận quan trọng không kém. Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của công nghệ tiên tiến mà áo khoác giáp, quần giáp dành cho các tay đua đã bước lên một tầm cao mới với các tính năng bảo vệ an toàn được tối ưu hoá, đạt đến mức bảo đảm an toàn tối đa cho người đi xe với vận tốc cao.
Tham gia group Anh Em Biker & Tài Đạt ngay:
Có thể Anh Em muốn xem thêm:
- Giới thiệu đội đua Leopard Racing nổi tiếng giải MotoGP, Moto3
- Giới thiệu chuẩn an toàn ECE – châu Âu
- Giải mã độ HOT của mũ fullface KYT TT Course
- Giới thiệu Miếng chống đọng sương Pinlock cho fullface
- Mũ bảo hiểm bắt buộc đạt chuẩn FIM cho tay đua từ 2020
- Giới thiệu áo khoác giáp LS2 thương hiệu Tây Ban Nha