Đà Lạt từ lâu vốn là một địa điểm lý tưởng và đã vô cùng quen thuộc đối với cộng đồng biker. Với không khí se lạnh và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, sắc nước hương trời, Đà Lạt đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của các biker đam mê đi phượt. Thế nhưng bên cạnh đó, để đến được thành phố ngàn hoa, các phượt thủ phải vượt qua đèo Bảo Lộc nguy hiểm trùng trùng, chỉ khoảng 10km nhưng lại có hơn 100 khúc cua tử thần. Vì vậy mà khi đi trên những con đường này, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao nếu người cầm lái chủ quan, thiếu cẩn thận và không có kinh nghiệm. Do vậy, việc trang bị đầy đủ những kiến thức về an toàn khi đi qua những cung đường đèo dốc là thật sự cần thiết. Ở bài viết này, Tài Đạt sẽ chia sẻ cho anh em kinh nghiệm cũng như những điều cần lưu ý khi đi qua đèo, anh em chớ nên bỏ lỡ nhé.
Kiểm tra xe trước khi vượt đèo.
Hãy kiểm tra thật kỹ phanh xe, đèn, còi, vỏ xe, xăng,… trước khi vượt đèo để đảm bảo “chiến mã” của mình hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc hành trình khó khăn sắp tới. Bên cạnh đó, kỹ năng lái xe cũng là một yếu tố rất quan trọng. Do đó trước khi quyết định đi phượt qua những chặng đường nguy hiểm, anh em hãy thật chắc chắn rằng bản thân mình có một tay lái vững vàng và có khả năng xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra trên đường đi.
Tốc độ trung bình, luôn đi số thấp và hạn chế dùng phanh.
Đèo Bảo Lộc nổi tiếng với một bên là vách núi, một bên là vực sâu thăm thẳm công thêm với hàng trăm khúc cua gắt. Để nâng sự an toàn lên mức cao nhất, hãy chạy với tốc độ vừa phải để có thể quan sát kỹ xung quanh và kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ xảy đến.
Ngoài ra, dù lên dốc hay xuống dốc, anh em cũng phải đảm bảo đi ở số thấp, lúc lên để xe không bị tuột trở lại và lúc xuống giúp xe không bị lao đi quá nhanh nhờ sự kiềm hãm của động cơ. Thêm nữa, anh am cần hạn chế tối đa việc dùng phanh xe, đặc biệt là phanh đĩa vì sẽ dễ gây cháy và mất phanh, đây là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi đi qua đèo.
Cẩn thận quan sát và canh vị trí của các bánh xe khi đi qua khúc cua.
Luôn luôn tập trung quan sát là điều cực kì quan trọng dù tham gia giao thông trên bất cứ đoạn đường nào. Đối với đường đèo, tầm nhìn vô cùng hạn chế nên phải đặc biệt chú ý, nhất là ở những khúc cua để có được phản ứng tốt nhất trong mỗi trường hợp. Nếu rẽ trái, hãy để bánh xe trước đi sát lề đường. Nếu rẽ phải, nên để bánh trước đi sát vạch kẻ tim đường. Như vậy có thể giúp các bánh xe say không bị trước ra khỏi làn đường khi gặp phải các vòng cua gắt, đồng thời sẽ giúp xe có một góc lên hoặc xuống dốc nhỏ hơn.
Tuyệt đối không vượt nếu không chắc chắn về sự an toàn.
An toàn là bạn, tai nạn là thù. Đừng mất kiên nhẫn khi đi trên đường đèo dốc vì rất có thể sẽ gây ra những đáng tiếc không nên có. Không được vượt nếu xe trước không có dấu hiệu nhường đường hoặc có tín hiệu không cho vượt, vì rất có thể xe ở phía trước đã nhìn thấy những nguy cơ mà bạn chưa nhìn thấy được nên mới ngăn không cho bạn tiến lên trên. Trong trường hợp có thể vượt xe, cần phải quan sát thật kỹ, chọn những đoạn đường thẳng và bằng phẳng, cần ra tín hiệu rõ ràng để xin đường và chắc chắn về sự an toàn mới được vượt.
Đỗ xe an toàn, không được dừng ở nơi cấm.
Khi đi đường đèo dốc, cần hạn chế tối đa việc dừng lại dọc đường vì hành vi này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Nếu bắt buộc phải ngừng xe, hãy đảm bảo đó là đoạn đường an toàn, độ dốc ít và tầm nhìn không bị hạn chế để tránh cho xe bị tuột dốc trong lúc dừng và những xe khác không va phải bạn.
Qua bài viết này, Tài Đạt hi vọng có thể cung cấp cho các biker những kinh nghiệm bổ ích và thiết thực, giúp anh em chinh phục những cung đường trắc trở với rủi ro được giảm thiểu tối đa. Vui là chính nhưng an toàn vẫn là mười đúng không nào.
Tham gia group Anh Em Biker & Tài Đạt ngay:
Có thể Anh Em muốn xem thêm:
- Khác biệt làm nên đẳng cấp của nón fullface LS2 Challenger FF327 Full Carbon
- Giải mã độ HOT của mũ fullface KYT TT Course
- Giới thiệu Balo Givi, túi Givi đi phượt
- Tại sao giới trẻ yêu thích mũ bảo hiểm KYT Venom?
- Pinlock là gì – Giới thiệu Miếng chống đọng sương Pinlock
- Xe Winner, Exciter gắn baga Givi HRV để làm gì?