Bài viết được lấy từ site vitalk.vn
Tác giả: tuanvietvn
Chạy hơn một tiếng đồng hồ tôi gặp một vị dị nhân. Người trông “dị” đến nỗi làm tôi phải quay ngược xe lại, để chào anh ấy.
Chuyến đi Solo Tây Bắc của tôi, cảm giác thoạt đầu có phần hơi lo lắng và e ngại. Nhưng tôi đã quá may mắn, gặp được nhiều tiền bối trên cung đường này. Họ đã cho tôi những kỷ niệm thú vị mà tôi không thể nào quên được. Rất tiếc là thời gian của tôi cũng eo hẹp, nên tôi đã không đi vào những cung đường thuộc vùng sâu, những cung đường với muôn màu sắc rực rỡ.
Hôm tôi vô tình gặp được thầy lang chữa trị bệnh cho tôi tại xã Tả Van, thuộc Sa Pa. Ngày hôm sau tôi cảm thấy khỏe hẳn và phấn khởi lên đường đi tiếp. Chỉ chạy hơn một tiếng đồng hồ sau, bên kia đường, ngay chân cầu, tôi gặp một vị dị nhân. Làm tôi phải quay ngược xe lại, để chào anh ấy – một lão phượt thủ.
Anh này ngước mặt lên cười và chào hỏi thăm lại tôi. Xong anh ta tự giới thiệu là mình tên Ngọc, mới 84 tuổi, hiện đang sống tại SG, gần gốc Đinh Bộ Lĩnh và Chu Văn An.
Chết mẹ, mình mới chào anh, sao bây giờ? Trước mặt mình là một tiên sinh trong giới du ngoạn không bờ bến, hihi, tôi đang nghĩ đến chuyện tiểu thuyết của Kim Dung, khi cái bang lớn gặp cái bang nhỏ ấy mà.
Anh này, à quên, tiền bối đã đi solo nhiều năm khắp mọi phương trời lắm rồi. Trên xe của tiền bối lỉnh kỉnh đồ đạc rác rưới và cả thức ăn, như bánh trái. Quan sát chiếc Cúp 78 mà dị nhân cỡi, tôi phải giỡ nón tôi xuống, thật là bái phục.
Các cây tăm xỉa răng trên tay lái, không phải là để xỉa răng, còn răng mô mà đâm với chọt, hihi. Đó là cả một hệ thống cho đèn xi nhan đấy. Dạ em bái phục, bái phục.
Tiên sinh nổi hứng giơ cái cẳng hơi thum thủm lên và cầm lấy cái dép rồi khoe tiếp. Chiếc dép này đã gắn bó với tôi trên 15 năm nay rồi. Nhờ được ngoại trang thế này, nên đã tránh được những kẻ có tật cầm nhầm.
Nhìn chiếc dép của tiên sinh làm tôi muốn nổi cả da gà. Kiểu ngụy trang của tiên sinh quả đáng nể hơn kiểu tôi gắp bội lần.
Tuy tôi cũng hơi buồn nôn, nhưng tôi lại còn muốn học hỏi thêm vài độc chiêu của tiên sinh này. Tôi mở lời mời tiên sinh ghé lại một quán đâu đó nhâm nhi ly cà phê đắng.
Vì tiên sinh còn phải ghé Sa Pa thăm người quen và chiều nay còn phải quay lại tp. Lào Cai. Nên tiên sinh không thể dành thêm thời gian cho thằng học trò tò mò này được.
Cách đây vài tháng, một lần tôi ghé về bến xe Miền Đông, tại Sài Gòn có việc. Tôi đã dùng một ít thời gian la cà hỏi thăm nhân viên một sô quán cà phê và một số người bán vé số rong. Nhưng không có ai hề biết tới hay gặp được tiên sinh này. Nếu các bạn có ai biết thêm về tiên sinh? Cho tôi xin biết thêm chi tiết nhé, vì tôi còn thiếu tiên sinh một chầu cà phê.
Quả thật may sao, có một đọc giả trên trang FB, Tung Xich Lo của tôi, đã tình cờ là một vị khách sửa dép của vị tiên sinh này, nên cô ấy đã cho tôi, cái tọa độ, nơi tiên sinh tá túc.
Tôi phải mất đến 3 lần, tôi mới gặp được tiên sinh tại nhà, (tiên sinh cũng bị bệnh ngứa chân, nên cũng hay long bong ngoài đường lắm).
Ngôi nhà cũ kỹ của tiên sinh cũng dễ tìm lắm, nằm ngay góc đường số 4 và số 1, bên con lộ chính, Chu Văn An, Sài Gòn.
Tiên sinh mê chụp hình từ năm mới 17 tuổi.
Không ngờ tiên sinh, năm nay mới ngót 85 tuổi, vẫn còn khỏe mạnh và nhớ rõ về tôi lắm.
Cụ không ngờ sao tôi có thể tìm ra được cụ? Rồi cụ liền lôi cuốn album, mà có hình cụ chụp cho tôi. Không ngờ trong đống album ấy, cụ nhớ rõ ràng, tấm tình tôi nằm ở đâu. Cầm lấy cuốn album của cụ trên tay, tôi mới thấy là cụ rất tỷ mỷ. Cụ ghi rõ lại từng chi tiết về địa điểm và ngày tháng.
Trò chuyện với cụ, tôi thấy cụ còn minh mẫn hơn cả tôi nữa. Các địa danh, thanh lam, thắng cảnh, cụ đều nhớ vanh vách. Lâu lâu tôi chỉ dám cắt ngan, cháu chỉ nhớ có mỗi món ăn vùng ấy thôi
Tôi được biết cụ đã đa mê chụp hình từ những năm 1947. Mãi cho tới năm 2009, cu mới có đủ điều kiện để ngao du đất nước. Trong khi đó cụ bà phải nằm nhà vì sức khỏe yếu, nhưng cụ bà luôn ủng hộ những chuyến đi của cụ ông và rất thích những hình ảnh, cụ ông ghi chép lại, về các chuyến đi.
Tuy không phải là những người giàu sang, cụ ông tính toán rất kỹ lưỡng cho từng chuyến đi. Cụ không biết gì về Phượt hay FB, nên đi đến đâu, cụ cũng tự túc. Cụ tính trung bình, cứ mỗi chuyến đi như thế, mỗi ngày cụ chi phí khoảng 400K: tiền xăng 150K, tiền ngủ 100K và tiền ăn là 150K. Tôi chọc cụ, thế là chi phí của cụ còn cao hơn cả tôi. Chỉ phí ăn của tôi thì chỉ vài chục nghìn thôi, vì tôi toàn chui vào chợ ăn với thường dân thôi.
Cái bản đồ là cụ tự copy lại, của những cuốn hướng dẫn du lịch.
Bí quyết chống tiêu chảy, là cụ ông đã có cụ bà, làm sẵn từng gói bột sắn dây. Nếu cần là cụ ông dùng để uống.
Chiếc xe quái của cụ là nhờ người con trai, thợ sửa xe tu bổ chu đáo. Nên trên đường, cụ chưa gặp phải vấn đề gì cả.
Trò chuyện một lúc, cụ mượn chiếc dép của tôi lên quan sát, cụ khoe là trong quá trình may sửa giày dép 67 năm, cụ tự học khả năng bói toán, chỉ cần nhìn vào đôi dép.
Tôi chẳng mấy tin về môn bói toán. Nhưng những gì cụ nói về tôi, đều đúng cả. Điều mà tôi thích nhất là cụ nói. Các chuyến đi của tôi, đều mang một lợi ích hay lợi nhuận về cho tôi, nên thế cứ vô tư mà đi. Cụ nói tôi là không cần liên quan về vấn đề tiền bạc, cứ hết là có lại hay là cũng có người tài trợ. Tôi thấy câu nói này cực đúng luôn, hihi.
Ngoài ra cụ nói tôi có lộc ăn. Đi đến đâu cũng có bàn tiệc bàn cỗ đang chờ đợi. Quao, sao mà đúng thế. Tôi phải phục lăn cụ luôn.
Cũng nhờ tài bói toán của cụ, mà đôi khi cụ lại được hưởng bữa ăn miễn phí. Hay cũng có nhóm người đóng góp nhau ít tiền, biếu cụ chi phí cho lộ trình, sau khi đã được cụ bói cho một quẻ.
Dán đế thế này là đi cho khỏi bị trơn trượt.
Ước vọng trong tương lai, cụ sẽ tìm nơi nào đó, ngồi bói giầy dép và bán những tấm hình panorama mà cụ tự chụp (cụ than may vá giầy dép, thu nhập ít quá).
Cụ đã say mê môn chụp hình từ những năm 1947, lúc đó cụ chỉ là một anh chàng trai tơ 17 tuổi.
Ngoài ra ước mơ chinh phục những vùng đất cụ chưa tới, vẫn còn nôn nóng trong lòng cụ. Chỉ có kinh phí đang ngăn cản cụ lại mà thôi.
Mải mê trò chuyên với cụ mà 3 tiếng đồng hồ chốc lát đã trôi qua. May quá có người khách cần khâu lại chiếc dép, nên tôi lợi dụng cơ hội, xin tạm biệt cụ lần này.
Trước khi lên đường, tôi vẫn không quên xin phép được nhìn lại đôi dép 15 năm của cụ.
Vui vẻ và tự hào cụ mang đôi dép vào đôi chân cứng rắng, mỉm cười cụ nói. Nghệ thuật để tránh phiền toái trong những chuyến đi, đó là ngoại trang. Không có ai có thể cầm nhầm đôi dép kỳ diệu này cả. Đôi dép này luôn nằm trên kệ và luôn sẵn sàng cho những chuyến tới.
Quý bảo của cụ là cái máy chụp hình Sony và cái máy quay phim cũ kỹ.
Mong rằng các bạn Phượter, hãy giúp bác này nơi tá túc, để cụ lại có cơ hội túc tắc trên những nẻo đường của quê hương. Tôi luôn sẵn sàng là người vận chuyển thông tin của cụ.
Một câu chuyện ngắn, cám ơn các bác đã theo dõi.
2 Comments. Leave new
@@, đúng là không gì cản nổi đam mê !!